Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Châu Âu thiếu năng lượng, Hy Lạp đẩy mạnh 'hồi sinh' than đá
Tại mỏ than lớn nhất Hy Lạp, các vụ nổ có kiểm soát và những chiếc máy xúc khổng lồ đã phải tăng cường công suất để khai thác than đá trong thời gian gần đây.

Theo hãng tin AP, nhà chức trách Hy Lạp đã đẩy mạnh hoạt động khai thác than tại khu vực gần thành phố Kozani, miền bắc nước này kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, buộc nhiều nước châu Âu phải tìm kiếm nguồn cung năng lượng thay thế. Trong đó, than đá đang giúp lục địa này duy trì nguồn cung cấp điện và đối phó với tình trạng giá khí đốt tự nhiên tăng vọt do xung đột gây ra.

Theo Vụ trưởng Năng lượng của Liên minh châu Âu (EU), lượng điện sản xuất từ than đá ở EU đã tăng 19% trong quý 4 năm 2021 so với một năm trước đó, nhanh hơn bất kỳ nguồn điện nào khác, khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine leo thang.

Khí đốt của Moskva chiếm hơn 40% tổng lượng khí đốt tiêu thụ ở EU vào năm ngoái, khiến khu vực này phải tranh giành các lựa chọn thay thế khi giá nhiên liệu tăng vọt và nguồn cung bị cắt giảm ở một số quốc gia. Nga cũng cung cấp 27% lượng dầu nhập khẩu của EU và 46% lượng than nhập khẩu ở khu vực này.

Song cuộc khủng hoảng này đã đẩy Hy Lạp vào một tình thế khó khăn, đúng thời điểm đất nước này đang hướng đến quá trình chuyển đổi xanh. Trong nhiều thập kỷ, Hy Lạp chủ yếu dựa vào khai thác than nâu (than non) trong nước, loại than chất lượng thấp và phát thải cao. Nhưng gần đây, nước này đã đẩy nhanh kế hoạch đóng cửa các nhà máy điện cũ kỹ, hứa hẹn biến năng lượng tái tạo trở thành nguồn cung năng lượng chính của đất nước vào năm 2023. Hiện năng lượng tái tạo chiến khoảng 1/4 tổng năng lượng của cả nước.

Hy Lạp cũng vừa khánh thành công viên năng lượng Mặt Trời mới. Đây là một trong những công viên lớn nhất châu Âu, chỉ cách mỏ than nâu lớn nhất đất nước nửa giờ lái xe, nằm gần phía bắc thành phố Kozano. Mặc dù khánh thành công viên trên nhưng Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis vẫn tuyên bố tăng sản xuất than nâu 550% để dự trữ cho đến năm 2024. Nước này cũng tạm dừng kế hoạch đóng cửa một số nhà máy nhiệt điện than.

“Không chỉ có Hy Lạp, tất cả các nước châu Âu đang có những động thái nhỏ đối với các chương trình chuyển đổi năng lượng với các biện pháp ngắn hạn. Tôi nhấn mạnh rằng đây chỉ là các biện pháp ngắn hạn”, ông Mitsotakis nói tại sự kiện hôm 6/4.

Giới chức cho biết đất nước này cũng có những điều kiện tự nhiên phù hợp để phát triển năng lượng Mặt Trời và năng lượng gió. Họ đang thử nghiệm công nghệ pin do EU tài trợ để cố gắng loại bỏ các nhà máy điện địa phương chạy bằng dầu diesel gây ô nhiễm và tốn nhiều chi phí tại các hòn đảo của mình.

Mỏ than Kozani là vùng đất rộng lớn. Gần đây, những chiếc máy xúc lớn đang hoạt động hết công suất để tăng cường khai thác than.

Giám đốc mỏ than Antonis Nikou nói: “Đây là trọng tâm sản xuất năng lượng của Hy Lạp”. Ông Nikou coi việc kết thúc kỷ nguyên than đá của Hy Lạp là điều không thể tránh khỏi. Các nhà hoạch định chính sách của nước này và nhiều chuyên gia cũng đồng tình với quan điểm đó. Song họ cho rằng sự tái sinh ngắn ngủi của than đá sẽ chỉ đóng vai trò là điểm tựa khi các quốc gia thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo và nâng cấp mạng lưới điện quốc gia.

Bà Elif Gunduzyeli - điều phối viên chính sách năng lượng cấp cao tại Mạng lưới Hành động Khí hậu châu Âu - cho biết: “Có thể hiểu được các quốc gia đang nỗ lực đảm bảo nguồn cung khí đốt trong mùa đông tới, nhưng sử dụng than đá chỉ là lựa chọn ngắn hạn”.

Trong khi Trung Quốc sử dụng nhiều than hơn các quốc gia khác trên thế giới cộng lại, mức tiêu thụ than của EU đã giảm mạnh hơn 60% trong 30 năm qua. Đây là mức giảm mạnh nhất kể từ năm 2018. Các quy định, biện pháp nhằm đạt được các mục tiêu khí hậu ở châu Âu, cùng cách thức quản lý nhằm giải cứu nền kinh tế địa phương trong các cộng đồng khai thác than, cũng đang dần biến mất.

Trung tâm khai thác than nâu Tây Macedonia, mỏ than đá tại Kozani hiện có 1.500 công nhân, giảm mạnh với con số 6.000 người vào những năm 1990. Công viên năng lượng Mặt Trời rộng 400 ha gần đó cũng chỉ thuê 20 lao động.

Liên đoàn công nhân điện lực của Hy Lạp đang thúc giục chính phủ kéo dài thời hạn sử dụng than đá lâu hơn, thay vì sử dụng khí đốt nhập khẩu hiện vô cùng đắt đỏ. Lãnh đạo công đoàn George Adamidis cho biết: “Chúng ta đã đưa ra quyết định loại bỏ khí đốt tự nhiên của Nga, nhưng việc nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ Mỹ và các nhà cung cấp khác cũng liên quan đến quá trình gây ô nhiễm. Do đó, quá trình này không đáp ứng các mục tiêu khí hậu của chúng ta".

Liên minh này muốn kéo dài tuổi thọ của các nhà máy nhiệt điện than hiện đại thêm khoảng 5 năm, đến năm 2035. Thậm chí, họ cũng muốn tăng tỷ lệ sản xuất điện từ dưới 15% hiện nay lên khoảng 25%.

Tuy nhiên, ông Pavlos Deligiannis, một công nhân mỏ đã nghỉ hưu, kêu gọi nhà chức trách mở rộng quá trình chuyển đổi và giảm thuế cho các ngành nghề thay thế. Ông cũng mong muốn chính phủ đầu tư vào khu vực khai thác than, tạo việc làm cho người lao động.

“Tất cả chúng ta đều biết rằng than đá có hạn sử dụng. Những người trẻ tuổi ở đây đang rời khỏi thành phố này. Nếu chúng ta muốn có một quá trình chuyển đổi suôn sẻ, hãy nghĩ về công việc kinh doanh tiếp theo trước khi khép lại công việc hiện tại. Đó không phải là những gì đã xảy ra ở đây. Chúng ta đã làm ngược lại và chúng ta thực sự chưa chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi xanh”, ông nói.
DanQuyen.com (Theo baotintuc.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Giá xăng lao dốc, RON 95 giảm còn hơn 23.000 đồng/lít (16-05-2024)
    Tín dụng cải thiện, lãi suất tiết kiệm thoát 'đáy' (16-05-2024)
    Kỳ vọng sự ổn định của giá vàng thế giới (16-05-2024)
    Những cái 'nhất' trong phiên đấu thầu vàng miếng lần 7 (16-05-2024)
    Giá vàng 15/5: Vàng SJC, vàng nhẫn cùng 'lao dốc' sau phiên đấu thầu (15-05-2024)
    Thứ trưởng Bộ Công an đề xuất giải pháp ổn định thị trường vàng (15-05-2024)
    Bộ Tài chính có công điện khẩn về chống buôn lậu vàng (14-05-2024)
    Ngày 14/5: tiếp tục đấu thầu vàng miếng, Chính phủ sẽ họp với NHNN (13-05-2024)
    Cảnh báo rủi ro mua bán vàng khi giá 'điên loạn' (12-05-2024)
    Giá vàng hôm nay ngày 12/5 giảm cực mạnh (12-05-2024)
    TP HCM chỉ đạo SJC tiếp tục thực hiện ngay công tác bình ổn thị trường vàng (12-05-2024)
    Phối hợp quản lý thị trường vàng (12-05-2024)
    Giá xăng giảm mạnh, xăng RON 95-III còn hơn 23.500 đồng/lít (09-05-2024)
    Giá vàng tiếp tục tăng dữ dội, vượt 89 triệu đồng/lượng (09-05-2024)
    Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh (09-05-2024)
    VN-Index đứt mạch 6 phiên tăng, khối ngoại xả ròng tiếp hơn 1.700 tỷ (09-05-2024)
    Giữa lúc đồng yên Nhật lao đao, mọi sự chú ý dồn về phía Trung Quốc (09-05-2024)
    Đấu giá thành công 3.400 lượng vàng với giá 86,05 triệu đồng/lượng (08-05-2024)
    Thủ tướng: Ngân hàng Việt phải vượt lên so với khu vực (08-05-2024)
    Đáp trả Mỹ, Nga cho phép tịch thu tài sản ngân hàng phương Tây (08-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Nỗ lực của Bộ Công Thương thúc đẩy EU gỡ kiểm soát với bún, miến, phở (16-06-2022)
    Nguy cơ đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 tạm ngưng hoạt động (16-06-2022)
    Khoảng 300 tấn phân bón giả nguồn gốc xuất xứ Mỹ đã bị tung ra thị trường (15-06-2022)
    Chứng khoán trong nước rơi 16 điểm (15-06-2022)
    Tiền ảo lao dốc: Đã đến lúc người dùng cần được bảo vệ (15-06-2022)
    500 người giàu nhất thế giới mất 1.400 tỷ USD vì lạm phát, lãi suất cao (14-06-2022)
    Lo khủng hoảng lương thực, Mỹ âm thầm tìm cách mua phân bón Nga (14-06-2022)
    Nga tuyên bố sẽ không tiếp tục cắt nguồn cung khí đốt cho châu Âu (09-06-2022)
    Ngân hàng Trung ương Châu Âu phát tín hiệu tăng lãi suất vào tháng 7 (09-06-2022)
    Phát triển đường bay châu Á: Cơ hội không thể tốt hơn (07-06-2022)
    Thêm cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu (07-06-2022)
    Deutsche Bank thành lập trung tâm công nghệ tại Berlin (07-06-2022)
    Tổng thống Nga chỉ thị về các quy định ngân sách mới (07-06-2022)
    Nga tìm giải pháp thông thương ngũ cốc của Ukraine (06-06-2022)
    Giá 'vàng đen' tăng vọt khi EU bỏ dầu Nga; OPEC, OPEC+ có thể xoa dịu thị trường? (06-06-2022)
    Sony và Honda bắt tay phát triển xe điện (06-06-2022)
    Nga cắt một phần khí đốt sang Đức (01-06-2022)
    Đối tác Apple lại lạc quan (01-06-2022)
    Giá xăng tiếp tục lập kỷ lục mới, vượt 31.500 đồng/lít (01-06-2022)
    Đại gia thép bị ngân hàng siết nợ cả nhà xưởng, biệt thự, ô tô (01-06-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153092499.